Để có một tấm ảnh đẹp, điều quan trọng nhất đó chính là bố cục hình ảnh. Dưới đây là những nguyên tắc cơ bản để bạn tạo ra một bố cục đẹp đúng “chuẩn” mà bạn nên mang theo bên mình. Cùng dichoidanang.com tìm hiểu nhé!
- Bạn Đã Biết Cách Chụp Ảnh Đúng Chuẩn “Đẹp” Chưa?
- 13 Apps Chỉnh Hình Mỏi Tay, Tha Hồ Sống Ảo Mà Bạn Cần Biết
- Selfie “Cháy Máy” Với Bảo Tàng Nghệ Thuật 3D Art Tại Đà Nẵng
1. Nguyên Tắc 1/3 – Bố Cục Hình Ảnh
Nguyên tắc vàng, nó là thuật ngữ về một thứ quy chuẩn trong rất nhiều lĩnh vực như khoa học, toán học,… Và thậm chí cả trong nhiếp ảnh. Người ta xây dựng nguyên tắc vàng dựa vào dáng dấp của đường cong có tên gọi đường cong vàng (golden spiral). Để dễ hiểu hơn các nhà nhiếp ảnh đã tạo nên nguyên tắc 1/3 (nguyên tắc cơ bản nhất trong nhiếp ảnh).
Bằng cách chia khung hình thành 9 phần bằng nhau bởi 2 đường nằm ngang và 2 đường thẳng đứng. Chúng ta sẽ có 4 giao điểm giữa các đường thẳng, chia ảnh thành 2 vùng phân biệt theo tỷ lệ 1:3 và 2:3 theo kích thước khung ảnh đó là vị trí vàng cho chủ thể của bức ảnh. Việc đặt chủ thể ở những vị trí đó sẽ giúp bức ảnh về toàn cục sẽ có phần nghệ thuật hơn và dễ nhìn hơn với mắt của chúng ta.
>>>Xem Ngay:Những Kiểu Check-in Chất Lừ Tại Cung Văn Hóa Thiếu Nhi Đà Nẵng
2. Quy Tắc Từ Trái Sang Phải – Bố Cục Hình Ảnh
Não chúng ta tiếp nhận thông tin từ trái sang phải nên cách tốt nhất, như đọc một cuốn sách. Vậy bạn hãy mô tả các chi tiết quan trọng ở phía bên phải của khung ảnh. Điều đó sẽ giúp người xem biết bạn đang muốn nhấn mạnh vào điều gì!
3. Bố Cục Trung Tâm Và Đối Xứng – Bố Cục Hình Ảnh
Có những trường hợp đặt chủ đề chính ở trung tâm khung hình thực sự đem lại hiệu quả cao. Bố cục trung tâm rất phù hợp cho cảnh vật đối xứng. Chúng cũng trông rất đẹp trong khung hình vuông.
Bức ảnh chụp cầu Ha’penny ở thành phố Dublin là một ứng cử viên hoàn hảo cho bố cục trung tâm. Kiến trúc và những con đường là những đối tượng tuyệt vời cho bố cục này.
>>>Xem Ngay: Vẻ Đẹp Của Biển Mỹ Khê Từ Bình Minh Cho Tới Hoàng Hôn
4. Tạo Khung Bên Trong Khung – Bố Cục Hình Ảnh
‘Khung hình bên trong khung hình’ là một cách hiệu quả để khắc họa chiều sâu của cảnh vật. Hãy tìm các đồ vật như cửa sổ, mái vòm hay những cành cây nhô ra để tạo ra một khung hình. ‘Khung hình’ này không nhất thiết phải bao bọc toàn bộ cảnh vật.
Trong bức ảnh chụp quảng trường St Mark ở Venice. Mái vòm đóng vai trò tạo khung cho nhà thờ St Marks và lầu chuông ở phía cuối quảng trường. Việc sử dụng góc nhìn qua khung hình là một đặc điểm phổ biến của tranh vẽ.
Sử dụng ‘khung trong khung’ là một cơ hội tuyệt vời để tạo khung ảnh từ chính môi trường xung quanh.
5. Đường Dẫn Ánh Nhìn – Bố Cục Hình Ảnh
Khi nhìn vào một bức ảnh, đôi mắt chúng ta sẽ tự nhiên nhìn vào các đường kẻ. Bằng cách suy nghĩ về việc đặt các đường kẻ trong bố cục. Bạn có thể tác động đến cách người xem nhìn tấm ảnh. Không những thu hút ánh nhìn vào chủ thể chính hay lướt qua khung cảnh. Có rất nhiều loại đường dẫn như: Thẳng, chéo, cong, zigzag… Và mỗi loại đều có thể cải thiện được bố cục của bức ảnh.
>>Xem thêm: Top 7 địa điểm chụp ảnh cưới đẹp và lạ tại Đà Nẵng
6. Đường Chéo Và Tam Giác – Bố Cục Hình Ảnh
Người ta thường nói rằng hình tam giác và đường chéo có thể thêm “kịch tính” cho bức ảnh. Vậy “kịch tính” có nghĩa là gì? Nó khá khó giải thích, vì phụ thuộc vào cảm nhận.
Các đường ngang và dọc cho thấy sự ổn định. Nếu bạn nhìn thấy một người đừng trên một mặt phẳng nằm ngang, anh ta sẽ trông khá ổn định. Nếu chụp người đàn ông này trên một đường dốc, ông ta sẽ trông ít ổn định hơn. Nó tạo nên một sự căng thẳng thị giác nhất định. Chúng ta không nên sử dụng đường chéo trong cuộc sống hằng ngày của mình. Chúng tạo nên sự bất ổn vô thức. Nhưng kết hợp tam giác và đường chéo vào hình ảnh có thể tạo ra cảm giác “kịch tính”.
Trong hình minh họa là các đường dẫn hướng bên phải của khung cùng tất cả tam giác đều gặp nhau tại cùng một điểm. Cả hai kỹ thuật đã được kết hợp để tạo nên hình ảnh: đường dẫn và đường chéo.
>>>> Xem thêm: TOP 10 Cửa Hàng Két Sắt An Toàn Và Uy Tín Nhất
7. Quy Tắc Số Lẻ – Bố Cục Hình Ảnh
Quy tắc số lẻ nói rằng một hình ảnh sẽ trông hấp dẫn hơn nếu có số lượng lẻ các đối tượng. Theo lý thuyết mà nói, số lượng chẵn các đối tượng trong ảnh sẽ khiến người xem bị phân tâm vì không biết nên tập trung vào ai. Số lượng lẻ được cho là tự nhiên và dễ nhìn hơn.
8. Đơn Giản Và Tối Giản – Bố Cục Hình Ảnh
2 tính chất này đã được nhắc đến trong phần số 10 ở trên. Sự đơn giản tự bản thân nó cũng có thể là một công cụ bố cục mạnh mẽ. Người phương Tây hay nói rằng “ít hơn tức là nhiều hơn” (less is more).
Sự đơn giản thường là chụp ảnh trên nền giản dị để không gây phân tán chú ý khỏi chủ thể. Bạn cũng có thể tạo ra bố cục đơn giản bằng cách: Zoom vào một phần đối tượng và tập trung vào một chi tiết nào đó.
>>>Xem Ngay: Cầu Tình Yêu Đà Nẵng Đẹp Và Chất Hơn ở Hàn Quốc
9. Vị Trí Của Khoảng Trống – Bố Cục Hình Ảnh
Quy tắc này nói rằng, bạn nên đặt khoảng trống ở vị trí phía trước vật thể hoặc tiến lên phía trước. VD: Nếu chụp chiếc xe hơi đang chuyển động thì nên để khoảng trống phía trước xe, thay vì phía sau.
Ở bức ảnh con tàu, nó đang di chuyển từ trái sang phải, và có rất nhiều khoảng trống để nó “đi vào”. Điều này làm cho người xem có thể tưởng tượng hình ảnh con tàu đi dọc con sông. Hoặc hướng đôi mắt để tìm đích đến của vật thể. Nếu con tàu đặt ở sát phía bên phải, sẽ có một cảm giác khó chịu vì người xem có xu hướng bị dẫn ra khỏi khung hình.
10. Để Lại Không Gian Trống – Bố Cục Hình Ảnh
Để lại rất nhiều khoảng không gian trống xung quanh chủ thể của bạn có thể tạo thêm sự hấp dẫn. Nó tạo ra cảm giác của sự đơn giản. Giống như lấp đầy khung ảnh, nó giúp người xem tập trung vào chủ thể chính mà không gây ra phân tâm.
11. Thay Đổi Góc Nhìn – Bố Cục Hình Ảnh
Thay vì chụp ở chiều cao của bạn. Bạn có thể lên thật cao hoặc xuống thật thấp để tạo ra bố cục lạ và thú vị cho một chủ thể quen thuộc. Đối với nhiếp ảnh gia hoang dã, việc nằm trên bùn để có được góc nhìn ưng ý cũng không có gì là quá lạ.
Rõ ràng là bạn không thể cứ nhớ tất cả những quy tắc trên. Tuy nhiên, bạn có thể luyện tập từng phần một. Cho tới khi thành thạo từng quy tắc. Và mọi thứ sẽ trở nên tự nhiên như hơi thở.